Gà nòi – Khám phá giống chiến kê Việt Nam và cách nuôi chuẩn

Gà nòi là một loại giống được biết đến với khả năng chiến đấu xuất sắc, thể hiện sự dũng cảm, khí chất mạnh mẽ và sở hữu nhiều đòn đánh nguy hiểm. Vì những đặc điểm này, chiến kê này đã được nhiều cá nhân lựa chọn để nuôi dưỡng, nhằm tham gia các trận đá gà hấp dẫn, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khái quát về gà nòi

Đây là loại chiến kê quốc nội của Việt Nam, còn gọi với cái tên gà đá hay gà chọi, có đầu trọc và rất giỏi trong việc chiến đấu. Ngoài ra, giống này còn có ngoại hình mạnh mẽ, oai vệ và dũng cảm. Khi tham gia trận đấu, luôn thực hiện những đòn đánh hấp dẫn và nguy hiểm.

Ở Việt Nam, việc nuôi gà chọi nòi đã trở thành một sở thích từ lâu đời. Đôi khi, người ta trông nom chúng một cách kỹ lưỡng như việc chăm sóc trẻ nhỏ. Sau nhiều quá trình lai tạo, gà nòi đã trở thành dòng chiến kê nổi tiếng và được ưa chuộng rộng rãi. Tùy theo từng vùng địa phương, gà chọi nòi sẽ có những đặc điểm riêng biệt và độc đáo.

Khái quát về gà nòi
Khái quát về gà nòi

Đặc điểm chung của giống gà chọi nòi Việt Nam

Theo những người có kinh nghiệm, gà chọi thường rất thích đá nhau và thể hiện thái độ này từ khi mới 7 ngày tuổi. Khi gà con nặng khoảng 1kg, da trên cơ thể sẽ đổi màu thành đỏ và lông sẽ rụng. So với gà mái, gà trống có đôi chân cao và mạnh mẽ hơn, thân hình to lớn, đầu mũi lớn, cổ dài, thân thon, và cựa càng dài càng sắc sảo hơn.

Ngoài ra, gà nòi trống thường có lông chủ yếu màu mận, đầu, đuôi và cánh có chút màu đen, phần dái tai cùng tích gà có màu đỏ đậm. Còn gà mái sở hữu lông màu vàng với chấm đen hoặc màu xám nhạt (giống màu lá chuối khô), mắt đen với vòng màu đỏ và chân màu chì.

Mỏ của gà chọi thường ngắn, nhưng rất mạnh mẽ và có sức cắn mạnh, thường có màu xanh lợt, đen hoặc trắng ngà. Chân mang màu trắng, xanh lợt, có đốm nâu hoặc màu vàng, màu của cựa thường tương tự với màu sắc của chân.

Vùng da ở hông, ức, đùi, cổ và đầu của gà có độ dày và sẽ có màu đỏ. Ngược lại, da ở cánh, nách và lưng sẽ có màu trắng hoặc vàng. Gà nòi thường ít bị bệnh so với những giống  khác, cùng tính cách chiến đấu và tình trạng sức khỏe khá tốt. Khi trưởng thành, gà mái thường nặng khoảng 2 – 2.5kg, gà trống từ từ 3 – 4kg.

Đặc điểm chung của giống gà chọi nòi Việt Nam
Đặc điểm chung của giống gà chọi nòi Việt Nam

>> Xem thêm: Gà kiểng Serama được yêu thích và săn đón

Phân loại các giống gà đá

Gà chọi nòi được phân chia làm 2 loại chủ yếu thường thấy là gà đòn và gà cựa, tùy vào từng vùng miền, cụ thể

Gà Đòn

Gà Đòn được phân bố chủ yếu ở miền Bắc và Trung với cách thức đá truyền thống là sử dụng chân để đánh đối thủ trong cuộc đấu cho đến khi thắng. Vì vậy, trận đấu của giống này thường kéo dài rất lâu, thậm chí từ buổi sáng đến tối mà vẫn chưa kết thúc. Những trận đá gà đòn thường mang tính chất thể hiện danh dự hơn là quyết định thắng thua.

Gà Cựa

Loại gà nòi cựa thường phổ biến chủ yếu ở miền Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào… Điểm đặc trưng của dòng này là thường có lông nhiều hơn và phản xạ nhanh, đặc biệt trong việc ra đòn. 

Trong các trận đấu, chúng thường được trang bị thêm cựa dao hoặc cựa sắt, điều này khiến trận đấu diễn ra rất nhanh chóng. Đôi khi, chỉ cần một lần va chạm đã định đoạt thắng thua. Do đó, các trận đá gà cựa thường có tính chất quyết định thắng thua cao hơn miền Bắc.

Gà đá Cựa
Gà đá Cựa

Cách chọn lựa giống gà nòi thật chắc khỏe 

Mọi người nếu như muốn tiến hành nuôi gà chọi nòi thì trước tiên cần phải nắm bắt được cách chọn giống chuẩn xác, đảm bảo chiến kê khỏe mạnh, không bị bệnh. Sau đây là phương pháp lựa chọn cần biết

Quan sát hình dáng

Thông thường, những con gà có khả năng chịu đòn, sức bền cao và nhiều kỹ thuật đánh độc đáo, thường được thừa hưởng gen từ bố mẹ. Với khả năng đá hay, sức khỏe tốt thì các chiến kê dòng này gần như không bao giờ thua trong các trận đấu. Vì vậy, để tuyển chọn được giống gà nòi xuất sắc nhất thì mọi người tốt nhất nên dựa trên những đặc điểm cụ thể sau đây:

  • Mỏ của gà có kích thước lớn và thẳng, đầu hơi cong giống hình dáng quả mồng dâu, miệng rộng, và mắt có hình dáng giống chữ điền.
  • Cổ gà có kích thước lớn, dài và thẳng.
  • Lưng của gà rộng, cánh dài.
  • Đùi gà chọi lớn, phần đùi dài hơn phần cánh.
  • Chân của gà thon, các ngón chân gọn nhưng chắc và vảy trên chân cần mỏng và khô.
Quan sát hình dáng chiến kê
Quan sát hình dáng chiến kê

Màu giống

Về màu lông gà nòi, thông thường có ba mầu phổ biến: màu ô, màu tía và màu xám. Gà màu ô thì màu lông phải là màu ô ướt hoặc màu ô toàn sắc, gà màu tía thì màu lông phải là màu tía mật ngã màu đen, còn gà màu xám thì màu lông phải là màu xám khô. Trong quan niệm dân gian, có câu tục ngữ nói: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt.”

Nếu bạn chọn gà có lông màu xám, thì nên tránh chọn loại có chân trắng, bởi vì gà lông xám chân trắng thường có sức bền yếu và dễ thất bại trong các trận đấu. Ngược lại, nếu chọn gà có lông màu tía và chân trắng, thì chiến kê sẽ đá rất hay và có những đòn đánh nguy hiểm.

Nếu bạn có thể chọn được gà có lông màu tía ngũ sắc (có năm màu lông) và chân trắng, thì đối thủ sẽ gặp khó khăn trong việc đối đầu với chiến kê này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gà nòi có khuyết điểm nhưng lại có kỹ năng chiến đấu tốt. Ngoài ra, những giống có khả năng gáy liên tục ít nhất 7 tiếng và mỗi tiếng gáy đều đặt biệt, thì gọi là “thần kê”

Màu giống gà chọi

Về vảy gà

Việc chọn vảy của gà đá rất quan trọng để xác định khả năng chiến đấu và tài năng của chúng. Những đòn đá và thế đấu của gà nòi thường thể hiện qua vảy ở hai chân của chúng. 

Có nhiều loại vảy tốt khác nhau, trong đó có một số loại tiêu biểu như tứ trụ, đại giáp, tam tài, liên chu, liên giáp nội, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, giao long, án thiên đệ nhất, án địa, lục đinh, chân lông vảy loạn. Đặc biệt, gà nếu có vảy “đệ nhất thần đao” (gọi linh giáp tử) được nhiều người xem là “linh kê”.

Kỹ thuật chăm sóc gà nòi chuẩn 

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho gà chọi nòi, người nuôi cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Cụ thể, hàng ngày, nên cho chiến kê ăn vào hai thời điểm cố định là 17 giờ chiều và 9 giờ sáng. Ngoài ra, đối với gà chọi con sau khi tách khỏi mẹ, nên để ăn tự do và thả ra ngoài để tìm kiếm thức ăn bên cạnh hai bữa ăn chính.

Kỹ thuật chăm sóc gà nòi chuẩn
Kỹ thuật chăm sóc gà nòi chuẩn

Sau 6 tháng đầu, để bổ sung dinh dưỡng cho gà nòi, bạn có thể thêm mỗi tuần từ 1 đến 2 bữa lươn hoặc thịt bò băm vào chế độ ăn của chúng. Đồng thời, nên kết hợp với việc cung cấp các loại rau xanh như xà lách, cà chua, giá đỗ và các loại rau khác để tăng cường dinh dưỡng cho gà.

Điều này đảm bảo rằng việc sử dụng thức ăn này sẽ không gây tích tụ mỡ hay tình trạng béo phì cho gà chọi. Hơn nữa, khi cho gà ăn, nên chỉ cho chúng ăn no khoảng 3/4 để hệ tiêu hóa có thời gian chuyển hóa thức ăn trước khi bữa ăn tiếp theo.

Lời Kết

Như vậy, bài viết trên đây đã trình bày những thông tin liên quan đến nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc gà nòi nổi tiếng tại Việt Nam. Qua các nội dung này, bạn đã có thêm kiến thức bổ ích, để có thể nuôi và sở hữu một chiến kê đá gà trực tiếp xuất sắc cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *